7 Cách để tập cho bé ăn rau và chất sơ

Theo chuyên gia dinh dưỡng Kim Galeaz, Bé nhà bạn có ghét ăn rau? Nếu đúng là như vậy, những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn bổ sung thêm rau xanh vào bữa ăn của bé một cách thật khéo léo đấy. Dù bé không muốn ăn rau nhưng bạn cũng tuyệt đối không được bỏ qua chế độ dinh dưỡng có rau xanh nhé. Nêu bạn kiên trì thực hiện những điều bên dưới, rồi một ngày bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi bé bắt đầu chịu ăn rau đấy! 1. nên làm gương. Bé luôn coi cha mẹ là tấm gương tốt nhất để học theo và bắt chước những gì bé nhìn thấy. Và tất nhiên nếu bé thấy bạn thường xuyên ăn rau, bé cũng sẽ muốn thử ăn đấy. 2. Đa dạng các loại rau. Nên cho bé ăn thật nhiều loại rau củ như: đồ hộp, rau tươi, hay rau đông lạnh. Vì mỗi loại có một hương vị khác nhau, thành ra, có bé chỉ chịu ăn đậu đóng hộp, bé khác lại thích rau tươi được hấp/luộc. Các loại rau này có giá trị dinh dưỡng ngang nhau, ngoại trừ rau đóng hộp sẽ chứa nhiều muối hơn. Nếu bạn lo ngại về điều đó, bạn nên rửa sơ qua. Thêm vào đó bạn nên để ý xem bé có thích món khoai tây nghiền không, nếu có bạn thử cho bé nếm các loại rau củ khác cũng được nghiền ra để xem phản ứng của bé thế nào nhé. Biết đâu bé sẽ thích thú cho mà xem. 3. Thêm gia vị, nước chấm, nước sốt. Nếu việc cho thêm nước chấm hay nước sốt vào rau khiến bé chuyển từ chán sang thích rau thì đó là cách hay bạn nên dùng thường xuyên nhé. Thỉnh thoảng, bạn chỉ cần rưới phô mai nóng chảy lên bông cải xanh hay súp lơ, hay rưới lên chút sốt kem vào miếng khoai nướng là có thể dụ bé ăn ngon lành đấy. Bé rất thích tự chấm đồ ăn, vậy nên, bạn cố gắng khuyến khích bé ăn những loại rau củ nhiều màu sắc được nhúng với nước chấm ưa thích. Cần lưu ý tránh cho bé dưới 2 tuổi ăn rau củ sống vì có thể gây ra tình trạng sặc, hóc ở bé. 4. Xếp lên bánh pizza. Bạn nên cho thêm bất cứ loại rau nào lên món pizza được các bé ưa thích, có thể là cà chua cắt lát, bí ngòi, nấm hộp hay nấm tươi, hành tây, đậu cô ve, ớt chuông… Thực tế có rất nhiều bé thích thú với việc “cây” bông cải xanh mọc lên từ bánh pizza. Và nếu bé thích phô mai, bạn nên tận dụng cơ hội này cho thêm nhiều phô mai cùng với rau nhé! 5. Cho vào trứng ốp lết. Bạn nên xào thêm một ít rau chân vịt, nấm, ớt chuông, hành tây… rồi trộn vào trứng ốp lết trước khi cuộn lại. Đừng quên cho thêm phô mai để dụ dỗ bé nhà bạn nhé! 6. Trộn salad rau củ. Có thể bé bị thu hút bởi hương vị và màu sắc của món salad trộn. Bạn có thể tạo ra món salad hấp dẫn bằng cách tự trộn các loại rau củ với nhau cùng một chút sốt ít béo hoặc chọn những loại salad đóng gói sẵn. Để món ăn của bạn trở nên lung linh màu sắc và nhiều dinh dưỡng hơn, bạn nên trộn thêm một ít cà rốt thái sợi và vài bông cải xanh thơm ngon, giòn ngọt vào nhé. Bằng cách này, bạn đã dễ dàng bổ sung được bông cải xanh giàu dinh dưỡng vào thực đơn của bé rồi. 7. Ăn thật nhiều sốt cà chua hay sốt mì ý. Sử dụng hai loại nước sốt này cũng được tính như là bạn đã cho bé ăn rau củ. Nếu cà chua là loại rau củ duy nhất bé chịu ăn thì bạn nên lựa chọn nấu cho bé món mì ý sốt cà chua. Thỉnh thoảng có thể cho thêm bí ngòi hay cà rốt thái sợi vào nước sốt mì, nhưng cần lưu ý là bé có thể thấy chán đấy. Và chú ý chỉ nêm ít gia vị và muối vào món mì của bé. Bên cạnh món mì ý, bạn cũng có thể đổi món cho bé bằng bánh mì que kèm một chén sốt cà chua để bé đỡ ngán nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sâm Ngọc Linh Bảo Ly